Hướng dẫn sử dụng phòng sơn sấy điện cho xe ô tô mà Tân Phát ETEK đang phân phối.

Phòng sơn sấy xe con

I.Giới thiệu chung phòng sơn.

– Phòng sơn ô tô là một hệ thống không thể thiếu trong các nhà máy ô tô và các garage chuyên nghiệp.
– Ngoài tác vụ sơn sản phẩm, phòng sơn giúp đảm bảo an toàn, tuân thủ các tiêu chí môi trường của địa phương
– Năng suất và chất lượng bề mặt phủ sơn tốt hơn khi phòng sơn với một “Hệ thống sấy phù hợp.” với mỗi chủng loại sơn.
– Phòng phun sơn kiểm soát tốt môi trường tránh các yếu tố:
Bụi sơn được thu gom ra ngoài nhờ các “Bộ hút lọc khí ra” chuyên dụng.
Bụi từ môi trường không thể lọt vào phòng sơn nhờ “Bộ lọc cấp khí vào phòng” và cân bằng áp suất phòng chuyên dụng.
Hơi dung môi được xử lý, “độ ẩm trong phòng” được kiểm soát bằng các thiết bị chuyên dụng.
– Nhờ đó bạn có thể kiểm tra tốt chất lượng bề mặt, quy trình sơn, đạt được hiệu suất công việc cao, chất lượng sản phẩm được kiểm soát mà không phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm môi trường.
– Với các thiết bị trên luôn luôn duy trì môi trường trong phòng sơn được sạch sẽ, thoáng mát giúp bảo vệ sức khỏe người lao động.
– Ngoài việc bảo vệ môi trường, sức khỏe người lao động còn “tránh” được nguy cơ cháy nổ.

II. Một số cảnh báo trước khi vận hành

  • Sử dụng đúng và đầy đủ bảo hộ lao động khi thao tác, vận hành
  • Vệ sinh sạch sẽ trong buồng sơn trước khi vận hành
  • Trong buồng sơn không có giấy, dẻ, rác vì có thể sẽ bị hút mắc lên cánh quạt
  • Không để các dung môi, hóa chất dễ gây cháy nổ trong buồng sơn
  • Vệ sinh lọc sàn, lọc trần, lọc cấp, lọc hút, lọc thải ra. Thay thế nếu cần
  • Kiểm tra mức dầu đối với bộ sấy dầu. Không bổ sung dầu khi đang vận hành
  • Kiểm tra bể nước theo chỉ dẫn đối với bộ dập bụi bằng nước
  • Các cửa phải được đóng kín trong quá trình mài chà và sơn sấy
  • Điều chỉnh áp suất phòng phù hợp với nhu cầu sửa dụng

III. Hướng dẫn vận hành thiết bị

1. Bảng điều khiển.

  • H1: đèn báo điện áp đầu vào pha 1.
  • H2: đèn báo điện áp đầu vào pha 2.
  • H3: đèn báo điện áp đầu vào pha 3.
  • S1: nút dừng khẩn cấp.
  • S2: công tắc điều khiển quạt cấp.
  • S3: công tắc điều khiển quạt hút.
  • S4: công tắc điều khiển đèn trần.
  • S5: công tắc điều khiển đèn sườn.

2. Kiểm tra trước khi vận hành

a. Quan sát bằng mắt thường đèn báo pha sáng, đảm bảo đã cấp nguồn cho hệ thống của thiết bị

b. Kiểm tra áp tô mát của tủ điện đảm bảo đã được bật lên.

c. Kiểm tra các thiết bị an toàn lao động.

3. Hướng dẫn vận hành

Bước 1. Bật hệ thống đèn: tùy vào nhu cầu sử dụng chiếu sáng bật hệ thống đèn  công tắc đèn trần “S4” và đèn sườn “ S5”.

Bước 2. Di chuyển thiết bị cần bảo dưỡng sửa chữa vào vị trí quy định trong phòng.

Bước 3. Cố định vị trí thiết bị cần bảo dưỡng sửa chữa nếu cần thiết.

Bước 4. Khởi động động cơ quạt cấp bằng công tắc gạt “S2” và  động cơ quạt hút công tắc gạt “S3”.

Bước 5. Tiến hành sửa chữa bảo dưỡng thiết bị.

4. Sau khi vận hành

Bước 1. Vệ sinh thu dọn các dụng cụ sử dụng.

Bước 2. Ngắt động cơ cấp và động cơ hút khí.

Bước 3. Di chuyển thiết bị bảo dưỡng sửa chữa ra ngoài phòng sơn.

Bước 4. Tắt hệ thống đèn chiếu sáng khi ngừng sử dụng phòng sơn.

Chú ý: Thay bông lọc sàn định kỳ để đảm hệ thống hút làm việc hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *